Hai loại gạo được ưa chuộng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Nguyễn Văn Chuyên 27/07/2017

Chắc hẳn ai đã từng một lần đi mua gạo cũng đã từng xem qua hai loại gạo là  gạo bắc hương gạo tám thơm hải hậu. Hôm nay Thế Giới Gạo Việt sẽ phân tích hai loại gạo này để quý khách hàng có thêm kinh nghiệm khi lựa chọn loại gạo phù hợp với khẩu vị gia đình của mình.

1. Gạo tám hải hậu

Gạo tám hải hậu được đóng túi 10kg bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm

Gạo Tám Hải Hậu là loại gạo được trồng nhiều đặc biệt là ở vùng Hải Hậu Nam Định, đây là loại gạo giàu chất dinh dưỡng và có mùi thơm tự nhiên.

Gạo Tám Hải Hậu là loại gạo ngon đặc sản của vùng châu thổ sông Hồng, cơm nấu thơm, dẻo đậm đà, chất lượng tuyệt hảo lừng danh khắp chốn vùng quê Việt Nam.

Trải qua nhiều thế hệ, người dân vùng đồng bằng Bắc bộ đều gọi loại gạo đặc sản của đồng ruộng hai bên bờ sông Ninh Cơ với cái tên giản dị thân thương, mộc mạc đáng yêu như cô thôn nữ, đằm thắm, dịu dàng – gạo Tám. Cái tên Gạo tám Hải Hậu chứa đựng nhiều ý nghĩa, vừa gợi nhớ đến tình làng nghĩa xóm, vừa khẳng định đã là gạo tám thì phải thơm, phải ngọt, dẻo.

Gạo tám Hải Hậu hạt nhỏ dài, thổi cơm rất mau chín, cơm tám màu trắng xanh, dẻo, mùi thơm ngào ngạt, ăn mau tiêu và hàm lượng chất bổ cao hơn các loại gạo khác rất nhiều. Phải chăng do đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng đất này, cùng cách chọn giống và canh tác công phu đặc biệt của nông dân đã tạo ra được loại gạo tám Nam Định đặc sắc.

Gạo tám Hải Hậu chứa nhiều tinh bột, một thành phần chủ yếu cung cấp nhiều năng lượng, đồng thời nó cũng bổ sung một lượng protein, nước, vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể.

Độ mềm cùng với mùi thơm đặc trưng của những hạt gạo Tám thơm cao cấp sẽ góp phần tăng thêm cảm giác ngon miệng trong bữa cơm gia đình của bạn.

2. Gạo bắc hương

Gạo bắc hương được đóng túi 10kg bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm

Gạo bắc hương là giống gạo đặc sản được trồng nhiều vùng khác nhau ở miền bắc như Hưng Yên, Thái Bình... và được bày bán ở các đại lý gạo ở hà nội gạo   ăn có vị đậm, khi nấu cơm có mùi thơm nức của hạt gạo, cơm dẻo và không nở to như các gạo khác.

Tùy cách lấy gạo ở nhiều nơi nên nhìn màu sắc, hạt gạo bắc hương có nhiều bạn bảo phân biệt gạo chất lượng hay không là không hẳn. 

Có rất nhiều khách hàng thích ăn "gạo đục" tức là không xay xát kỹ để giữ lại tỉ lệ tấm và chất béo cho gạo, loại này ăn cũng ngon và thơm hơn là xay xát trắng. Tuy nhiên thì tính thẩm mỹ thì hơi kém bởi cơm nấu ra cũng không được trắng cơm nhưng lại thơm và dẻo hơn cơm gạo trắng.

Có nhiều khách hàng lại yêu cầu cần gạo trắng, nhất là các quán ăn hay nhà hàng và những nơi tiếp khách bởi lẽ khi xay xát trắng nấu cơm lên sẽ có màu trắng rất đẹp mắt của cơm tạo ra cảm giác ngon miệng khi chúng ta ăn nhưng đổi lại nó lại làm giảm mùi thơm và chất béo của gạo.

Chia sẻ :

Viết bình luận của bạn